Thứ năm, Ngày 28/03/2024
Trang chủ Giới thiệu Fanpage Liên hệ  
Danh mục
  + Hoạt động dòng họ
  + Vũ Công Thần Tổ và Làng Tiến sĩ Mộ Trạch
  + Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam
  + Trang vàng Liệt sĩ họ Vũ - Võ
  + Khuyến học - Khuyến tài
  + Thơ ca - Câu đối - Danh ngôn
  -  Thơ ca
  -  Câu đối
  -  Danh ngôn
  -  Truyện ký
  + Thư viện ảnh - Video Clip
  + Hồn Việt
Hỗ trợ trực tuyến
09.345.17.666
 Bình luận
HBH : Dạ con/cháu/em xin phép tìm nhánh Võ Hy của cụ Võ Liêm ở làng Thần Phù Huế ạ. Xin cám ơn
vũ đình diện : tổ tiên tôi tên là vũ chính trực chạy từ quận thái nguyên vào nghệ an nay tôi đăng lên đây không biết dòng họ vũ võ nào có tài liệu của dòng họ tôi ko
Võ Như Hoàng Phước : Như Vũ Phong bên trên có nói, từ thời HBT đã có họ Vũ, rồi bao nhiêu họ Vũ/Võ không phải từ ông cụ Vũ Hồn mà phát sinh ra. Ở đây mình cũng không thấy cây phả hệ đầy đủ từ dòng họ Vũ (Hồn). Như họ Võ Như của mình ở Quảng Nam thì lại phát tích từ ông Võ Như Phô, con ông Võ Như Oanh di cư từ miền bắc (không rõ tỉnh) vào từ năm 1667. Việc tìm hiểu cội nguồn cũng chưa đến điểm mấu chốt. Một số ông/bác trong tộc họ dẫn về tộc Vũ/Võ với cụ tổ Vũ Hồn nhưng không có cây phả hệ để thấy sự gắn kết này. Mong một ngày sẽ có cây phả hệ để mọi con dân họ Vũ/Võ có thể biết dòng máu trong mình từ đâu ra. Trân trọng.
Vũ Phong : Tôi thấy từ thời Hai Bà TRưng đã có họ Vũ ,Các bác có thể xem sự tích tướng quân Bát Nàn.Nên nói họ Vũ ở ViệtNam xuất phát kỷ 13 -Với Ông tổ là Vũ Hồn ,là không thuyết Phục.
Vũ Phong : https://www.dkn.tv/van-hoa/tho-nu-anh-hung-dat-viet-vu-thuc-nuong.html
VÕ QUANG ĐÔNG : tự hào là người họ võ
Fortressnbb : "Julia's Garland" (fr. Guirlande de Julie)
Vũ Thanh Giang : Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ
Vũ Ngọc Chiến : Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều
Vũ Ngọc Trân, Nha Trang : Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn
VŨ HỒ VŨ : Xin chào, Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc. Gia đình chúng tôi thuộc dòng "VŨ ĐÌNH". Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ. Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com Xin chân thành cảm ơn
võ hoàng Phong (Vũ Phong : chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an mình sống và làm việc tại TP.HCM, ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền. dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối số đt mình 0941886979
Vũ Ngọc Ninh : sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .
Vũ Minh Tuân : Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối - Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn
Vũ Văn Sơn : Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá
trandat : em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!
vuhao21 : anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai
Vũ Thu Trang : ai cho mik bt thêm về những nét văn hóa liên quan tới đền thờ vũ cố đc ko
Vũ Văn Tuấn : Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Võ Chí Thành : Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688
Vũ Hồng Hải : Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình
Vũ Võ Chí Dũng : Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks
Hoàng Hoa : Thanh phong bạn đã bị lừa đảo Tiền quyển gia phả chỉ có 100k thôi nhé - chính thống luôn cần liên lạc ban quản lý di tích dòng họ vũ làng mộ Trạch hoặc trưởng thôn
Vũ Thanh Phong : Hôm nay cháu có nhận được 1 cuộc điện thoại về việc mua 1 quyển sách về dòng tộc vũ võ với giá 400k, ông bà cô bác ơi quyển sách đó có không ạ, dòng họ vũ võ có xuất bản không ạ. Con cảm ơn ạ.
vu van trang : mik ở năm đinh chào tất cả ae
Bùi Mạnh Hùng : Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn
Vũ Xuân Tùng : Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ
Võ Văn Bình : Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Anh Nguyen : Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.
Võ Thành Quân : Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng "Thái Nguyên Quận" nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối
Vũ Đắc Dũng : Xin chào
Vũ Hữu Thọ : Xin chào dòng họ Vũ - Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ - Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ
vu dinh tuong : muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi
Nguyễn Xuân hảo : Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ. Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài "Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập" của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288
Vũ Nam Hà : Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ - Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.
võ thái hiệp : Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.
Vũ Hoài Phương : Tôi có nhận được điện thoại của Ban Liên lạc dòng họ Vũ-Võ VN về việc đề nghị ủng hộ mua sách ghi công danh những người thành đạt và có nói tôi cũng được ghi danh trên quyển sách đó giá 350K, việc làm đó có phải Ban liên lạc đề ra chủ trương hay không? bản thân tôi cũng nghi ngờ việc làm này lắm. Có ai biết xin cho thông tin cụ thể, thành viên ban liên lạc và sđt
vũ đăng hân : quang khải tứ lộc hải hưng cũ nay đổi thành quang khải tứ kỳ hải dương ai nguồn gốc ở hải dương thì alo nhé
vũ đình mạnh : mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ
Nguyễn Thị Thúy Hà : quá hay
Nguyễn Cao Minh : quá hay
võ nguyễn đồng khuyến : tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc
Vóc Thị Than Thuý : Mình rất tự hào về dòng họ Võ - Vũ
vũ đức thịnh : xin chào tất cả mọi nguòi nhé xin hỏi có bạn nào họ vũ làm nghè tái chế hạt nhụako vạy có thì mình giao lưu nhé sdt 0977766847
Vũ Thị Thùy : Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!
Vũ Thị Quỳnh Anh : Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ - Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!
Vũ Đức Quý : Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!
vũ tú nam : Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.
Họ tên : mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko
Vũ Văn Tùng : Thanh Xuân- Thanh Hà - Hải Dương. Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Chào các anh/chị/em ạ!
Vũ Thị Bích Phương : Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ :)
Vũ Thành Trang : nguyên quán : Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM
Vũ Thị Thiên : cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ
TS. Vũ Xuân Trường : Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không
Võ Thành Nam : xin chào các bạn!
Võ thúy triều : tự hào dòng máu vũ võ việt nam
Vũ trọng lợi : Chao tat ca ba con ho vu
Vũ trọng lợi : Xin chào
Vũ Thị Thanh : Xin chào mọi người ạ
Vũ Huy Trường : Xin chào tất cả các anh cô bác anh chị trong dòng họ
  Bình luận của bạn
(*) Mã:  akmw35
THỐNG KÊ
Khách online: 32
Tổng cộng: 48533358
   Trang chủ > Thơ ca - Câu đối - Danh ngôn > Câu đối >
  Câu đối tết cội nguồn phong tục và diễn biến lịch sử Câu đối tết cội nguồn phong tục và diễn biến lịch sử , Trang thông tin điện tử www.hovuvovietnam.com
 
Câu đối tết cội nguồn phong tục và diễn biến lịch sử

       Theo nhiều sử sách Trung Hoa cho biết, thì vào đời cổ đại/thời Hoàng Đế, trên núi Độ Sóc ở biển Đông, có một cây đào thần kỳ, tán cây toả rộng tới ba ngàn dặm, tại gốc đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Thần Đồ và Uất Luỹ chuyên cai quản lũ quỷ dữ, con quỷ nào ác độc đều bị hai thần dùng thừng bện bằng cây sậy bắt trói đem cho hổ ăn. Do đó, Hoàng Đế sai lấy gỗ đào tạc hình Thần Đồ, Uất Luỹ và con hổ, lại gài cả thừng bằng sậy vào đó, rồi để bên của để trừ tà đuổi quỷ. Vào thời Chiến Quốc, vùng Trung Nguyên đã thấy có tục này, lâu dần về sau đã trở thành phong tục phổ biến trong dân gian. Cứ vào dịp Xuân về Tết đến, lại có tục ngày mồng 1 tháng Giêng, người ta lấy mảnh gỗ đào vẽ tượng trưng hình hai ông thần có tên Thần Đồ, Uất Luỹ, gọi là bùa đào (đào phú) để treo lên cửa, lại dán cả tranh vẽ gà và treo chiếc thừng sậy lên khung cửa để trừ tà, trừ bách quỷ. Về sau người ta chỉ viết tên Thần Đồ, Uất Luỹ lên bùa đào mà không cần vẽ hình. Đến thời Ngũ đại Hậu Thục (919 - 965), Thục chúa là Mạnh Sướng đã đích thân cầm bút viết lên mảnh gỗ đào hai vế đối:

"Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hào trường xuân".

Nghĩa là:


Năm mới tụ phúc lớn
Tiết đẹp gọi xuân dài. 

        Mọi người cho đây là câu đối Tết sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Người Trung Hoa thường gọi câu đối Tết với nhiều tên khác nhau: Xuân liên, đối liên, môn đối, đối tử... song tên gọi Xuân liên là phổ biến hơn cả.

      Từ đời Tống trở đi, cứ dịp Tết Xuân các văn nhân học sĩ lại đua nhau làm câu đối để gửi gắm tâm tình, chí hướng của mình. Nhiều giai thoại còn chứng tỏ tình hình này: Chẳng hạn có thể kể chuyện Tô Đông Pha làm câu đối nhân dịp dọn nhà mới vào đúng dịp năm mới:

        Xuân phong xuân vũ xuân sắc
        Tân niên tân cảnh tân gia


         Nghĩa là:
         Gió xuân, mưa xuân, sắc xuân
         Năm mới, cảnh mới, nhà mới


         Sau khi câu đối dán lên cổng, kẻ qua người lại đều khen ngợi, thích thú, và đến đêm tối đôi câu đối đã bị bóc trộm. Tô Đông Pha bực mình, bèn viết lại hai câu khác: 


         Phúc vô song chí
         Hoạ bất đơn hành


          Nghĩa là:


         Phúc không hai lần tới
         Hoạ chăng một phen về


         Bà vợ nhà thơ cằn nhằn là câu đối viết thế thì xúi quẩy lắm. Mà quả như cảm nhận của bà vợ nhà thơ, có lẽ nhiều người cũng nghĩ vậy, nên câu đối vẫn còn, không bị ai bóc trộm nữa. Còn Tô Đông Pha thì chỉ cười thầm, rồi ông lấy bút mực viết nối thêm như sau:


        Phúc vô song chí kim chiêu chí 
        Hoạ bất đơn hành tạc dạ hành


        Nghĩa là:
        Phúc không hai tới sớm nay tới 
        Hoạ chẳng một đi đêm qua đi


        Đây chẳng qua cũng là một định kiến trong dân gian "Hoạ vô đơn chí/Phúc bất trùng lai" (Hoạ không một lần tới/Phúc chẳng hai phen về) song
Tô Đông Pha lại muốn nói khác đi: Phúc vẫn đến hai lần, mà hoạ chẳng tới lần nào... bởi đêm qua nó đã đi mất tăm rồi. 


       Nhưng theo truyền tụng, cái tên Xuân liên (câu đối Xuân) được mệnh danh chính thức là do từ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Sau khi định đô ở Nam Kinh, ông vua này đã hạ lệnh cho mọi người vào trước đêm 30 Tết đều phải làm đôi câu đối dán ở cổng, rồi nhà vua còn đi vi hành các phố phường để kiểm tra việc này. Từ đời Minh, câu đối Xuân/Tết bắt đầu thịnh hành và đều được viết trên giấy thay vì viết trên mảnh gỗ đào như xưa kia. Bấy giờ, người Trung Hoa thường thích dùng giấy đỏ để viết câu đối tết; duy cung thất dùng giấy trắng, mép viền đỏ/xanh, và nếu không phải tông thất không được dùng kiểu giấy này. Điều thú vị là sách "Yên Kinh tuế thì ký" còn cho biết: Cứ vào khoảng cuối tháng Chạp hằng năm, một số văn nhân mặc khách nhất là những thư pháp gia lại ngồi dưới mái hiên hè phố, để viết câu đối Tết kiếm chút tiền.

       Đó là nói về mặt cội nguồn và ý nghĩa sâu xa của câu đối Tết như là một phong tục ngày Xuân. Còn xét về mặt văn học thì đúng như Dương Quảng Hàm đã nhận định: Một đặc tính của văn chương chữ Hán (Trung Quốc, Việt Nam) là phép đối, không những là văn vần (thơ, phú) mà các bền văn (câu đối, tứ lục, kinh nghĩa), và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau. Về phép đối trong thuật làm câu đối, Dương Quảng Hàm cũng cho biết sơ lược về các phép đối ý (nội dung tư tưởng); đối chữ (tự loại); đối thanh (bằng, trắc) v.v... (Việt Nam văn học sử yếu).

        Như vậy, bắt nguồn từ tục treo bùa đào (đào phù) câu đối Tết trong quá trình diễn biến lịch sử đã kết hợp với các thể loại thơ văn chữ Hán để trở thành một thể loại độc lập mang tính văn học, hay nói khác đi, câu đối cũng là một thể loại văn học. Do đó, người ta không chỉ làm câu đối mỗi khi Tết đến Xuân về, mà còn làm cả câu đối mừng thọ, mừng đám cưới, câu đối điếu tang, câu đối ở các đình chùa, đền miếu v.v...

         Việt Nam, Trung Quốc do hoàn cảnh địa lý - lịch sử; văn hóa/phong tục có nhiều điểm gần gũi. Tục chơi câu đối Tết của Trung Quốc truyền sang ta từ lúc nào không thấy sử sách cũ ghi chép. Song, căn cứ vào bài thơ Nôm “Tứ thơ khúc vịnh” của Hoàng Sĩ Khải, được viết khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII còn có câu: “Đào phù cấm quỷ phong linh ngăn tà”, thì có thể biết tục treo bùa đào (hình thức tiền thân của câu đối Tết) cũng đã xuất hiện ở Việt Nam thời này. Còn theo sử sách cũ thì vào thời Lê Thánh Tông (1460), có nhiều giai thoại nói về việc nhà vua vi hành kinh thành Thăng Long và làm câu đối Tết hộ các nhà dân làm nghề thợ nhuộm, hót phân... Như thế có thể biết chắc chắn rằng, từ thời Lê Thánh Tông, tục chơi câu đối Xuân/Tết ở Việt Nam đã rất thịnh hành. Kho tàng giai thoại văn học Việt Nam còn để lại nhiều chuyện khá lý thú về việc vua Lê Thánh Tông đi chơi phố phường Thăng Long và làm câu đối tết cho dân. Chúng ta hãy nghe một vài chuyện:


        - Tục truyền, vào tối 30 Tết năm nọ, vua Lê Thánh Tông giả làm chân học trò đi dạo xem các câu đối ở kinh thành. Chợt qua cửa nhà một người đàn bà làm nghề thợ nhuộm, thấy không có câu đối, nhà vua lấy làm lạ ghé vào thăm hỏi. Người đàn bà kêu là goá chồng, con trai là học trò nhỏ chưa biết làm câu đối. Nhà vua liền bảo lấy giấy hồng điều và bút mực, rồi vua hạ bút viết hộ một câu đối như sau:


        Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
        Triều trung chu tử tổng ngô gia


         Nghĩa là: 
         Xanh vàng thiên hạ đều tay mỗ
         Đỏ tía trong triều bởi cửa ta


        Mấy hôm sau, Thượng thư đương triều là Trạng nguyên Lương Thế Vinh đi chầu qua nhà thợ nhuộm thấy câu đối có khẩu khí như vậy thì hoảng hốt vô cùng. Vào triều, họ Lương tâu với vua rằng ngoài phố có nhà ấy nhà nọ có ý muốn làm bá chủ thiên hạ, cần phải cho người đi dò xét. Lê Thánh Tông nghe xong, phì cười, nhận câu đối đó là do chính tay mình viết hộ, khiến Thượng thư họ Lương bị một phen chưng hửng. Nhưng sau đó, quan Thượng thư thầm nghĩ rằng nhà thợ nhuộm mà Tết nhất lại được Thiên tử ngự giá đến, hẳn sau này con cháu phải giàu sang lắm, bèn đem ngay cô con gái út đến gả cho con trai nhà thợ nhuộm.

        - Một chuyện khác kể rằng, nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông ăn mặc giả làm thường dân đi chơi phố phường kinh đô để xem xét dân tình. Đi tới đâu nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, nhà vua rất hài lòng. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn kết hoa, cũng chẳng có đối liễn gì hết. Vua rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng:


        "Chả nói giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với phố phường cho thêm tủi!" 

        Vua ngạc nhiên nói: "Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?" 
        Chủ nhà cứ thật thà trả lời:
        "Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi hót phân người để bán thôi ạ!"
         Nhà vua nghe xong, cười bảo:
"ồ, nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!" 
         Rồi vua gọi lấy giấy bút, viết giùm cho một đôi câu đối như sau:
         ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
         Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.


Nghĩa là: 
          Khoác một áo bào, gánh vác khó khăn thiên hạ
          Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.


         Khách qua lại nhìn đôi câu đối, quả nhiên đều kinh ngạc, xôn xao bàn tán về cái khẩu khí lớn lao của đôi câu đối...


        Ngoài câu đối viết bằng chữ Hán, đặc biệt ở Việt Nam, câu đối Tết còn được làm bằng chữ Nôm, và về sau câu đối Tết còn được viết cả bằng chữ quốc ngữ. Trong di sản câu đối Tết, còn lưu truyền những câu đối Tết hoặc Hán, hoặc Nôm rất hay của các danh sĩ hàng đầu như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...

        Chẳng hạn, Bà chúa thơ Nôm còn để lại một đôi câu đối Tết vừa mang màu sắc phồn thực vừa như Bà cũng thức nhận được cái ý nghĩa ma thuật "Đào phù cấm quỷ" thời cổ đại:
      Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới, Sáng mùng Một lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào. Còn về Thánh Quát, trong một dịp đón xuân ở Hà Thành, rất nhiều người đến xin câu đối về dán, cũng lưu truyền những mẩu chuyện vui vui. Số là trong đám người đến xin câu đối Tết, có một anh chàng làm nghề đóng áo quan, và một chị nọ đang bụng mang dạ chửa. Để đỡ mất công suy nghĩ, Thánh Quát bèn viết cho anh thợ đóng áo quan một đôi câu đối như sau:


        Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm Thọ
        Xuân mãn càn khôn phúc mãn Đường


Nghĩa là: 
        Trời thêm năm tháng người thêm Thọ 
         Xuân khắp non sông Phúc chật nhà


         Đây là câu đối có sẵn, đã thành khuôn sáo cũ, mà thời xưa, hầu như trong dân gian chẳng mấy ai không thuộc cả; cả Trung Quốc và Việt Nam đều như vậy. Thế nhưng cái sự tài tình mà cũng là cái sự hóm hỉnh của Cao Bá Quát lại là ở chỗ lợi dụng được hai chữ thọ đường. Chữ Thọ đứng riêng là sống lâu, chữ Đường đứng riêng là cái nhà; nhưng thọ đường ghép liền thì lại có nghĩa là cỗ áo quan/cỗ quan tài. Câu đối vừa mừng Xuân vừa chỉ đích danh vào cái nghề đặc biệt của anh thợ mộc thì quả là sâu sắc và hay tuyệt.Còn với chị đàn bà bụng chửa, Thánh Quát vẫn sử dụng đôi câu đối ấy, song bớt đi mỗi vế một chữ cuối, và đảo ngược hai vế thành ra:


        Xuân mãn càn khôn, phúc mãn
        Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm


Nghĩa là: 

        Xuân đầy trời đất, phúc đẫy
        Trời thêm năm tháng, người thêm


         Vế trên nói đến ý "phúc đẫy" rõ ràng là nói về cái bụng chửa; bởi chữ phúc là hạnh phúc cũng đồng âm với chữ phúc là cái bụng, mà "phúc mãn" có nghĩa là cái bụng đẫy/bụng to, tức là bụng có chửa. Còn vế dưới nói đến ý "người thêm", rõ ràng là chỉ vào việc người phụ nữ sắp đẻ, sắp thêm người thêm của như lời chúc của dân gian. Bụng to rồi đẻ thêm người, như thế là "mẹ tròn con vuông". Phỏng có lời chúc nào đúng và hay hơn ý tứ của đôi câu đối đó!


        - Người làm câu đối Nôm nổi tiếng nhất, nhiều nhất, hay nhất, tài tình nhất, theo nhận xét của Xuân Diệu, đó chính là Nguyễn Khuyến. Quả có như vậy. Đáng chú ý là một số lượng lớn câu đối Nôm của Nguyễn Khuyến đều là làm giúp cho người khác. Điều này càng chứng tỏ uy tín lớn của nhà thơ đối với công chúng đương thời. Riêng một số câu đối Tết là những câu nhà thơ làm cho chính mình.


        Tương truyền khi Nguyễn Khuyến cáo quan về dạy học ở một làng nọ, theo lệ cứ đến khoảng cuối tháng Chạp, vào dịp năm hết Tết đến là các phụ huynh học sinh lại tính sổ để trả nốt tiền cho thầy về quê ăn Tết. Nguyễn Khuyến vốn là nhà thơ thích khôi hài, trước cảnh tượng các ông bố học trò lui tới nộp tiền cho thầy, liền tức cảnh hai vế đối Nôm như sau:


        Hàng ngày mổ bụng con nhét chữ 
        Cuối năm bổ đầu bố lấy tiền


       Ai đọc đôi câu đối cũng phải buồn cười, song không ai là không bội phục cái tài chơi chữ của cụ Tam Nguyên.


        Một chuyện khác kể rằng: Cũng vào thời gian cụ Tam Nguyên Yên Đổ/Nguyễn Khuyến về làng dạy trẻ, lại cũng vào dịp đón xuân mới, bạn bè các nơi rủ nhau về thăm cụ khá đông vui. Trong cuộc rượu mừng hội ngộ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nổi hứng làm luôn đôi câu đối Nôm khá dài để nói về cái cảnh mình vừa mở trường dạy học vừa tham gia công việc ở làng quê:
Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thầy đà nhẵn mặt. Già chẳng già với trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này phú, này thơ, này đoạn một, bằng là thế, trắc là thế, điểm khuyên là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoắt, con mắt gà đeo kính đã mòn tai.

        (Vế đối trên nói về việc Nguyễn Khuyến hăng hái tham gia công việc làng - Chiếu trung đình là chỉ việc cụ Tam Nguyên giữ ngôi tiên chỉ ở làng, khi ra đình, được ngồi chiếu giữa - Lềnh, Trưởng là hai chức vị ở làng, dành cho người có danh vọng và nhiều tuổi nhất - Bàn ba là bàn dọn cỗ hàng thứ ba ở đình làng - Thủ lợn là lễ vật cúng ở đình, sau khi cúng xong thì ngôi tiên chỉ được hưởng lộc.

        Vế đối dưới nói về việc cụ Tam Nguyên sau khi cáo quan về mở trường dạy học trò - Chẳng già với trẻ là ý nói không muốn già với đám trẻ con, cũng hoà mình vui đùa với chúng - Tiểu tử, chỉ các học trò nhỏ - Đoạn một là lối tập làm văn giản đơn - Bằng trắc, tức âm đọc không dấu hoặc dấu huyền là bằng; âm đọc có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã là trắc - Điểm khuyên chỉ cách chấm văn chữ Hán - chữ Nôm xưa, chỗ nào hay vừa thì thầy chấm những chấm son bên cạnh, chỗ nào thật hay thì khuyên vòng tròn, còn chỗ nào dở thì thầy sổ nét dọc - Mắt gà chỉ mắt bị bệnh quáng gà hoặc mắt mờ mờ như quáng gà).

         Hai vế đối của Tam Nguyên Yên Đổ tuy là tả thực, nhưng đọc kỹ ta vẫn nhận ra cái giọng chua xót của một cây bút trào phúng thâm trầm, sâu sắc. Nguyễn Khuyến là nhà Nho ưu thời mẫn thế và sống có nhân cách. Tuy có hơn 10 năm làm quan với triều Nguyễn "Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu", nhưng vì trọng khí tiết nên nhà thơ cam chịu sống thanh bần:


        Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
        Chợ búa trầu chè chẳng dám mua 
        (Chốn quê) 

         Những nỗi niềm cay đắng, xót xa này, chúng ta đều phảng phất thấy trong câu đối Tết của nhà thơ: Mổ bụng con nhét chữ/bổ đầu bố lấy tiền - Thủ lợn nhìn thầy đà nhẵn mặt/mắt gà đeo kính đã mòn tai...


       Phải nhận rằng kho tàng câu đối Nôm - trong đó câu đối Tết, đến Nguyễn Khuyến đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đây là một bước phát triển đầy sáng tạo của văn học trung đại Việt Nam, đồng thời đây cũng là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu và hiếm lạ của văn hóa Việt Nam.

        Cho tới trước năm 1945, tục chơi câu đối Tết vẫn rất thịnh hành: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. Vào thời điểm "ông Nghè ông Cống cũng nằm co", ngoài câu đối Tết viết bằng chữ Hán - Nôm, câu đối Tết viết bằng chữ quốc ngữ cũng khá phát triển và được nhiều người ưa thích. ở đây cũng cần nói thêm rằng, đồng thời với việc làm câu đối Tết, còn kéo theo cả sự phát triển của nghệ thuật thư pháp mà bài thơ "ông đồ" nổi tiếng của Vũ Đình Liên còn phản ánh rõ thú chơi này:


        Mỗi năm hoa đào nở
        Lại thấy ông đồ già 
        Bày mực tàu giấy đỏ
        Bên phố đông người qua

        Bao nhiêu người thuê viết
        Tấm tắc ngợi khen tài 
        Hoa tay thảo những nét 
        Như phượng múa rồng bay...

        Ngày nay, cứ mỗi khi Xuân về Tết đến, các tay thư pháp mới cũng lại đua nhau viết câu đối Tết trên đường phố ở một số đô thị lớn (họ viết cả Hán - Nôm và chữ quốc ngữ). Rồi trên các trang báo Xuân báo Tết cũng không thể thiếu câu đối Tết. Thiết nghĩ đây cũng là một tục đẹp, một thú chơi văn hóa Tết cần duy trì và phát triển như một di sản văn hoá phi vật thể truyền thống sống động.

(Tạp chí Di sản văn hóa số 1 (14)- 2006)

GS.TS Kiều Thu Hoạch



  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
fqs178

Nội dung các bình luận
 
Tiêu đề: THƠ VÀ NGHĨA   Người gửi: NINH TRỌNG CHỦY Email: ninh chủy dh@.email.com.vn
   THƠ CỦA CÁC NHÁ THƠ CÓ TÊN TUỔI LÀ THI NHÂN VIỆT NAM RẤT TỰ HÀO VÀ ĐƯỢC HỌC TẬP NHỮNG BÀI THƠ BỔ ÍCH TÔI CÒN MUỐN CÓ THỜI GIAN XEM NHIỀU NHIỀU NỮA
 

Các tin khác
  + Một số Câu đối của Giáo sư-AHLĐ Vũ Khiêu (25/01/2022)
  + Mừng thọ GS - AHLĐ Vũ Khiêu 100 tuổi (30/09/2021)
  + Câu đối chữ Hán về học tập, tu dưỡng (30/05/2016)
TIN MỚI NHẤT
Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho liệt sĩ Vũ Văn Thiện Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho liệt sĩ Vũ Văn Thiện
Lời Cảm ơn của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ IX - năm 2023 NOTE GROUP CUP Lời Cảm ơn của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ IX - năm 2023 NOTE GROUP CUP
Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Yên Bái lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Yên Bái lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028
Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Khánh Hòa lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028 Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Khánh Hòa lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ  WWW.HOVUVOVIETNAM.COM

(Quyết định Thành lập ngày 11/11/2008 do cố GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch Danh dự HĐDH  Vũ - Võ Việt Nam ký)

Trưởng Ban biên tập và Quản trị mạng: Vũ Xuân Kiên
Hotline / Zalo: 09.345.17.666 - Email: vuxuankien286@gmail.com - Facebook:
Vũ Xuân Kiên

Group "DÒNG HỌ VŨ VÕ VIỆT NAM" trên mạng xã hội Facebook: www.facebook.com/groups/hovuvovietnam/ (gần 25.000 thành viên)
Fanpage "Dòng Họ Vũ Võ Việt Nam":
www.facebook.com/DongHoVuVoVietNam/

Bản quyền thuộc về www.hovuvovietnam.com - © 2008-2023. Ghi rõ nguồn: www.hovuvovietnam.com khi phát hành lại thông tin từ website này.