Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
Trang chủ Giới thiệu Fanpage Liên hệ  
Danh mục
  + Hoạt động dòng họ
  + Vũ Công Thần Tổ và Làng Tiến sĩ Mộ Trạch
  -  Vũ Công Thần Tổ
  -  Sự kiện - Hoạt động
  -  Làng Mộ Trạch hôm nay
  -  Làng Mộ Trạch xưa
  -  Di tích lịch sử - thắng cảnh
  -  Gia phả
  -  Xây dựng phát triển quê hương
  + Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam
  + Trang vàng Liệt sĩ họ Vũ - Võ
  + Khuyến học - Khuyến tài
  + Thơ ca - Câu đối - Danh ngôn
  + Thư viện ảnh - Video Clip
  + Hồn Việt
Hỗ trợ trực tuyến
09.345.17.666
 Bình luận
HBH : Dạ con/cháu/em xin phép tìm nhánh Võ Hy của cụ Võ Liêm ở làng Thần Phù Huế ạ. Xin cám ơn
vũ đình diện : tổ tiên tôi tên là vũ chính trực chạy từ quận thái nguyên vào nghệ an nay tôi đăng lên đây không biết dòng họ vũ võ nào có tài liệu của dòng họ tôi ko
Võ Như Hoàng Phước : Như Vũ Phong bên trên có nói, từ thời HBT đã có họ Vũ, rồi bao nhiêu họ Vũ/Võ không phải từ ông cụ Vũ Hồn mà phát sinh ra. Ở đây mình cũng không thấy cây phả hệ đầy đủ từ dòng họ Vũ (Hồn). Như họ Võ Như của mình ở Quảng Nam thì lại phát tích từ ông Võ Như Phô, con ông Võ Như Oanh di cư từ miền bắc (không rõ tỉnh) vào từ năm 1667. Việc tìm hiểu cội nguồn cũng chưa đến điểm mấu chốt. Một số ông/bác trong tộc họ dẫn về tộc Vũ/Võ với cụ tổ Vũ Hồn nhưng không có cây phả hệ để thấy sự gắn kết này. Mong một ngày sẽ có cây phả hệ để mọi con dân họ Vũ/Võ có thể biết dòng máu trong mình từ đâu ra. Trân trọng.
Vũ Phong : Tôi thấy từ thời Hai Bà TRưng đã có họ Vũ ,Các bác có thể xem sự tích tướng quân Bát Nàn.Nên nói họ Vũ ở ViệtNam xuất phát kỷ 13 -Với Ông tổ là Vũ Hồn ,là không thuyết Phục.
Vũ Phong : https://www.dkn.tv/van-hoa/tho-nu-anh-hung-dat-viet-vu-thuc-nuong.html
VÕ QUANG ĐÔNG : tự hào là người họ võ
Fortressnbb : "Julia's Garland" (fr. Guirlande de Julie)
Vũ Thanh Giang : Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ
Vũ Ngọc Chiến : Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều
Vũ Ngọc Trân, Nha Trang : Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn
VŨ HỒ VŨ : Xin chào, Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc. Gia đình chúng tôi thuộc dòng "VŨ ĐÌNH". Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ. Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com Xin chân thành cảm ơn
võ hoàng Phong (Vũ Phong : chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an mình sống và làm việc tại TP.HCM, ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền. dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối số đt mình 0941886979
Vũ Ngọc Ninh : sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .
Vũ Minh Tuân : Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối - Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn
Vũ Văn Sơn : Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá
trandat : em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!
vuhao21 : anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai
Vũ Thu Trang : ai cho mik bt thêm về những nét văn hóa liên quan tới đền thờ vũ cố đc ko
Vũ Văn Tuấn : Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Võ Chí Thành : Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688
Vũ Hồng Hải : Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình
Vũ Võ Chí Dũng : Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks
Hoàng Hoa : Thanh phong bạn đã bị lừa đảo Tiền quyển gia phả chỉ có 100k thôi nhé - chính thống luôn cần liên lạc ban quản lý di tích dòng họ vũ làng mộ Trạch hoặc trưởng thôn
Vũ Thanh Phong : Hôm nay cháu có nhận được 1 cuộc điện thoại về việc mua 1 quyển sách về dòng tộc vũ võ với giá 400k, ông bà cô bác ơi quyển sách đó có không ạ, dòng họ vũ võ có xuất bản không ạ. Con cảm ơn ạ.
vu van trang : mik ở năm đinh chào tất cả ae
Bùi Mạnh Hùng : Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn
Vũ Xuân Tùng : Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ
Võ Văn Bình : Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Anh Nguyen : Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.
Võ Thành Quân : Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng "Thái Nguyên Quận" nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối
Vũ Đắc Dũng : Xin chào
Vũ Hữu Thọ : Xin chào dòng họ Vũ - Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ - Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ
vu dinh tuong : muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi
Nguyễn Xuân hảo : Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ. Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài "Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập" của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288
Vũ Nam Hà : Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ - Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.
võ thái hiệp : Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.
Vũ Hoài Phương : Tôi có nhận được điện thoại của Ban Liên lạc dòng họ Vũ-Võ VN về việc đề nghị ủng hộ mua sách ghi công danh những người thành đạt và có nói tôi cũng được ghi danh trên quyển sách đó giá 350K, việc làm đó có phải Ban liên lạc đề ra chủ trương hay không? bản thân tôi cũng nghi ngờ việc làm này lắm. Có ai biết xin cho thông tin cụ thể, thành viên ban liên lạc và sđt
vũ đăng hân : quang khải tứ lộc hải hưng cũ nay đổi thành quang khải tứ kỳ hải dương ai nguồn gốc ở hải dương thì alo nhé
vũ đình mạnh : mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ
Nguyễn Thị Thúy Hà : quá hay
Nguyễn Cao Minh : quá hay
võ nguyễn đồng khuyến : tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc
Vóc Thị Than Thuý : Mình rất tự hào về dòng họ Võ - Vũ
vũ đức thịnh : xin chào tất cả mọi nguòi nhé xin hỏi có bạn nào họ vũ làm nghè tái chế hạt nhụako vạy có thì mình giao lưu nhé sdt 0977766847
Vũ Thị Thùy : Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!
Vũ Thị Quỳnh Anh : Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ - Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!
Vũ Đức Quý : Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!
vũ tú nam : Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.
Họ tên : mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko
Vũ Văn Tùng : Thanh Xuân- Thanh Hà - Hải Dương. Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Chào các anh/chị/em ạ!
Vũ Thị Bích Phương : Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ :)
Vũ Thành Trang : nguyên quán : Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM
Vũ Thị Thiên : cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ
TS. Vũ Xuân Trường : Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không
Võ Thành Nam : xin chào các bạn!
Võ thúy triều : tự hào dòng máu vũ võ việt nam
Vũ trọng lợi : Chao tat ca ba con ho vu
Vũ trọng lợi : Xin chào
Vũ Thị Thanh : Xin chào mọi người ạ
Vũ Huy Trường : Xin chào tất cả các anh cô bác anh chị trong dòng họ
  Bình luận của bạn
(*) Mã:  bcmpq9
THỐNG KÊ
Khách online: 32
Tổng cộng: 48537259
   Trang chủ > Vũ Công Thần Tổ và Làng Tiến sĩ Mộ Trạch > Vũ Công Thần Tổ >
  Huyền tích và lịch sử Đức Thần Tổ Vũ Hồn Huyền tích và lịch sử Đức Thần Tổ Vũ Hồn , Trang thông tin điện tử www.hovuvovietnam.com
 
Huyền tích và lịch sử  Đức Thần Tổ  Vũ Hồn

Tài liệu thư dịch dân gian đầu tiên chép về Vũ Hồn đó là bản ngọc phả lưu ở miếu thờ thần tổ Vũ Hồn làng Mộ Trạch.

 

 

 

             Bản ngọc phả này có thể sao lại từ  bản được nội các Bộ Lại sao vào ngày tốt, tháng trọng thu (tháng 8), năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) từ chính bản do Hàn lâm lễ viện, Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào ngày tốt, tháng mạnh xuân (tháng Giêng) năm Hồng Phúc nguyên niên (1572).

             Những năm gần đây ở trong nước ta dấy lên phong trào tìm về nguồn cội. Các họ mạc ở làng quê đua nhau tìm lập lại gia phả, sửa sang lại từ đường, mong cố kết dòng họ, cộng đồng. Những danh gia vọng tộc còn giữ được gia phả thì dịch ra chữ quốc ngữ, hoặc tục biên để phổ biến rộng rãi cho con cháu biết được thế thứ ông cha và truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mà phát huy trong cuộc sống ngày nay. Họ Vũ ở làng Mộ Trạch (làng Tiến sĩ nổi tiếng nhất ở xứ Đông và trong nước trước kia), nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một trong những dòng họ lớn ở Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lưu trên. Song việc trở về nguồn quả thật không đơn giản, nhiều vấn đề đặt ra rất phức tạp. Chẳng hạn xưa nay họ Vũ đều coi Vũ Hồn là thủy tổ, thần tổ của họ mình; một trong những cơ sở để họ tin tưởng, dựa vào huyền tích dưới đây:

        I. Huyền tích về Vũ Hồn.

       Tài liệu thư dịch dân gian đầu tiên chép về Vũ Hồn đó là bản ngọc phả lưu ở miếu thờ thần tổ Vũ Hồn làng Mộ Trạch. Bản ngọc phả này có thể sao lại từ  bản được nội các Bộ Lại sao vào ngày tốt, tháng trọng thu (tháng 8), năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) từ chính bản do Hàn lâm lễ viện, Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào ngày tốt, tháng mạnh xuân (tháng Giêng) năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Bản sao ngọc phả hiện nay có thể thuộc thế hệ thứ 6 hoặc thứ 7?

        Ngọc phả có đoạn viết:…Năm Tân Mùi, thời Đường, Đức Tông đặt Triệu Xương làm (Giao Châu) Đô hộ (sứ), lúc đó có một người ở phủ Thường Châu (Trung Quốc) gia truyền y bát, nối được nghiệp nhà tên là Vũ Công Huy; đường làm quan của ông hiển đạt. Vợ cả là Lưu Thị Phương đã ngoài 60 mà trong mộng chưa thấy hùng bi, ngoài cửa chưa treo cung hồ thỉ (chưa có con trai). Cảnh muộn mằn khiến ông buồn rầu không vui, thường than rằng; Vàng núi, thóc bể khinh như cỏ rác; con hiếu cháu hiền trọng như vàng ngọc. Ông bèn tạ ơn triều đình trả chức xin hồi hương. Vua Đường chuẩn y, lại cấp cho ông xe ngựa, châu báu. Ông về quê sống cảnh ab nhàn cùng làng xóm. Ông lại tinh thông phong thủy, thong hiểu phép địa lý chính tông.

       Lại có thuyết nói rằng: Có thời gian ông (Huy) sang Nam Việt vãng cảnh sơn thủy, khi đến trang Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương thấy một khu đất có thế sơn thủy bao quanh, long hổ cùng chầu lại. Ông lập tức quay về đem cốt của tổ tiên sang táng vào khu đất ấy tại xứ Đống Già (tức Đống Rờm).

        Thủa ấy ở trang Mạn Nhuế có người con gái tên là Nguyễn Thị Đức tuổi vừa đôi tám, tính hạnh đoan trang, ngôn dung uyển nhã; nếp nhà thi lễ, truyền đã nhiều đời.Ông lấy làm bằng lòng mà yêu. Tự nói rằng: Nàng mày ngài, má đào, lưng liễu dáng vẻ như tiền thực là quốc sắc. Phúc địa (đất phúc) sinh phúc nhân quả không sai.

        Ông bèn mượn hồng điệp đưa mối cầu hôn. Nàng tới tuần cập kê, thật là thiên lý kỳ duyên. Hai người cùng nhau kết tóc se tơ thành chồng vợ. Từ đó ông tạm cư ngụ ở nơi quê ngoại.

       Được hơn một năm, có lần Nguyễn Thị Đức mộng thấy người thần đem quả đào tiên, nàng nuốt lấy; sau tỉnh dậy rồi nói chuyện với chồng. Ông nói rằng: Đó là điềm lành. Vợ chồng bèn đưa nhau về Bắc quốc.

       Từ đó Nguyễn Thị Đức mang thai. Đến ngày 8 tháng giêng, năm Giáo Thân, đêm ấy có một đám mây vàng hình tròn như chiếc tán che phủ trước sân, rủ xuống tới đất. Nguyễn Thị sinh hạ một thần nhi, thiên tư tuấn tú, khí chất hiên ngang, mày vua Nghiêu, mất vua Thuấn, lưng vua Vũ, vai vua Thang, dáng vẻ thật lạ thường. Ông bèn đặt tên cho con là Hồn.

       Bảy tuồi Hồn đi học; sách vở xem qua một lượt là nhớ hết. Mười hai tuổi đã tinh thông văn chương, qua cửa Trình, Chu, học lực vượt hơn họ Âu (Âu Dương Tu), họ Tô (Tô Đông Pha), thi tài cùng ông Lý (Lý Bạch), ông Đỗ (Đỗ Phủ). Lại còn dốc chí cung tên hay đọc binh thư, tinh thông văn võ, rõ là bậc anh tài.

        Năm 16 tuổi thi Đình, vua ( Đường ) xét Hồn là bậc ky tài, học lực tinh thông, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, không việc gì, vật gì mà không biết không hiểu. Vua cho đó là nhân tài bật nhất của thiên hạ, phong cho làm chức quan Lễ bộ tả thị lang; ban cho xe ngựa, mũ áo về vinh quy. Vũ hồn về bái tạ từ đường tổ tiên; sau đó lại hồi triều nhậm chức.

       Được hai năm thăng làm Đô đài ngự sử, hơn năm sau nhận mệnh của vua Đường lấy tên là Hàn Thiều nhậm chức Giao Châu Thứ sử vào thời Đường,Kinh Tông năm Bảo  Lịch nguyên niên (825). Đến thời Đường, Vũ Tông năm Hội Xương nguyên niên  (841); Vũ Hồn được tiến thăng An Nam Đô hộ Kinh lược sứ thay người tiền nhiệm là Hàn Ước (Thay Mã Thực ).

       Khi ngài phụng chiếu đến Nam Việc tuần thú,  kính lý thiên hạ đã đến trang Mạng Nhuế, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương – tên cổ là Hồng bộ, sau đổi là Dương Tuyền. Ngài vào làm lễ bái yết mộ tổ. Lại đi đến trang Khả Mộ, huyện Đường An, phủ Bình Giang thấy trang ấy sơn thuỷ hữu tình, long trầu hổ ấp, nội sào ngoại sào, tả phù hữu bật, năm con ngựa chầu đằng trước, bảy ngôi sao chiếu đằng sau, thần đồng đứng hai bên, bảng bút bày sẵn thật là nơi đất phát tổ Tiến sĩ. Ngài bàn vẽ thành địa đồ (cắm đất).

        Khi trị nhậm ngài chủ trương đắp La Thành kiên cố. Bèn sai tướng sĩ tiến hành gấp công việc không kể ngày đêm. Nhân do quân ở phủ làm loạn, ngài phải bỏ phủ thành chạy về Quảng Châu.Giám quân Đoàn Sĩ Tắc tiếp quản mà vỗ yên loạn binh, phủ thành lại ổn định.Đến năm Bính Dần, Hội Xương năm thứ 6 (846) người Man Nam Chiếu vào cướp phủ thành. Ngài lên một chiếc xe nhẹ về Bắc quốc xin lệnh của vua. Vua Đường sai Bùi Nguyên Dụ làm Kinh lược sứ, xuất binh đánh bại người Man Nam Chiếu. Được một năm vua xuống chiếu đảm đương nhiệm quốc gia, sẽ báo đáp sau. Nay muốn ông (Hồn ) về triều cùng nhau yến tiệc thân tình, đàm thoại mưu kế. Ông cho rằng, người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm quan Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo ) cũng không sướng bằng. Tôi nay còn có mẹ già há nên tham muốn giàu sang mà không nghỉ đến sự hiếu dưỡng hay sao?Bèn dâng biểu xin từ quan, nộp lại chức về nhà nuôi dưỡng mẹ già. Vua thuận tình ban cho tiền vàng, gấm vóc.

        Vâng mệnh vua, ngài về ngay quê nhà đón mẹ già sang sống ở Việt Nam; cho thiết lập một lâu đài ở Thượng khu, trang Khả Mộ làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khyến bảo nhân dân chuyên làm điều lợi trừ việc hại. Dân điều có lễ nghĩa, nhà  nhà giàu thịnh; đấy là công đức của ngài vậy. Dân đều  chịu ơn đó và coi ngài như mặt trăng, mặt trời, thân thiết như cha mẹ. Ngài là thuỷ tổ sáng lập nhân dân vậy.

        Khi nhân dân làm lễ, nhân đó xin rằng:  Nay lâu đài làm chổ ở, về sau làm mộ tự, ngài hứa cho vậy và bảo rằng:  Trang khu có hậu thì  phải trọng di mệnh của ta. Vạn năm về sau trang khu không quên thờ cúng. Ngài lại cho thêm 5 nén vàng, tậu ruộng, ao làm việc hậu, cúng tế. Nhân dân đều vâng theo, ưng cho thôn sở tại trông đều và tế tự.

        Khi ấy đức thánh Mẫu già, bệnh đã lâu, thuốc không sẵn, cầu đảo thần không hiệu đã mất. Ngài khóc than kêu trời rất thương xót; rước linh cữu lên táng ở trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm, (nay thuộc huyện Chí Linh ). Từ đường hương khói được 3 năm thì mãn tang; khi ấy ngài 49 tuổi. Vào ngày 3 tháng 12 khi ngài đang ngồi ở học đường, bổng nhiên trong người thấy bất an, không bệnh mà mất. Táng tại xứ Đống Dị, đầu bản trại. Bỗng  nhiên trời đất tối sầm, mây mù che kín. Một giờ lâu trời quang đã thấy kién mối đùn đắp đất thành một ngôi mộ lớn. Nhân dân và gia thần đều kinh hãi, lập tức đem về đó trình báo lên quan huyện. Huyện quan làm sớ tâu vua. Vua bèn truy nguyên lúc bình nhật, sắc phong làm  phúc thần, lại phong:  Đương cảnh thành hoàng, lâu đài cư sĩ, linh ứng Đại vương.

       Sắc chỉ cho Thượng khu, trang Khả Mộ lên kinh thành rước mỹ tự về lập miếu phụng thờ; truyền khu cấm địa ấy gọi là Mả Thần, sở tại ức niên hương hỏa, kính vậy thay.

        Lại nói rằng: Từ đấy về sau vẫn  thường linh ứng. Các triều đại đế vương đều có sắc phong thêm mỹ tự  cho Đại vương.

        Đến đời Trần Nhân Tông, quân Nguyên- Mông xâm chiến nước ta; kinh thành bị thất thủ; Trần Quốc Tuấn phụng mệnh vua cầu đảo bách thần phù giúp; đức thần tổ ta hiển ứng ngầm giúp ( âm phù ). Khi bình được Ô Mã Nhi, Phàn,Tiếp vua bèn phong thêm mỹ tự cho đại vương: một vị thần thông minh, trí sáng,mạnh giỏi, cao lớn, đáng thần bậc trên.

        Đến thời Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, bình lũ Mộc Thạnh, Liểu Thăng ở Chi Lăng;10 năm yên được thiên hạ, lại phong thêm mỹ tự ch thần: Giúp đời, yên dân, giúp rất thiêng, ứng lớn, ông thần bậc trên.

        Sắc ban  cấp cho Thượng khu; trang Khả Mộ trùng tu miếu vũ, thịnh vượng tốt đẹp thay.

        Vâng khai ngày sinh, ngày hóa và chữ húy, nhất thiết không được mạo dùng. Chữ bên tả là bộ thuỷ, chữ bên hữu là bộ quân (ghép lại là chữ Hồn ).

        Cho thượng khu, trang Khả Mộ lấy ngày sinh thần 8 tháng Giêng làm chính lệ. Lễ dùng lợn đen, xôi rượu, ca xướng, đánh cờ, đu tiên. Các trò đó chỉ chơi trong 10 ngày.

         Ngày hóa của thần là ngày 3 tháng 12 (Chạp) lấy làm chính lệ. Lễ dụng tuỳ nghi, ca xướng thì cấm.

          Theo ngọc phả thì miếu thờ Vũ Hồn ở trang Khả Mộ có từ khá lâu đời. Vua Trần Nhân Tông đã gia phong mỹ tự cho thần. Trải qua nhiều trùng  tu ngày nay ngôi miếu cổ vẫn còn  ở làng Mộ Trạch. Hiện tại với sự hảo tâm giúp đỡ các nhà tài trợ: Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền, Vũ Hữu Sâm và nhiều tấm lòng vàng khác ngôi miếu được duy tư và mở rộng xây dựng cảnh quang xung quanh thành một khuôn viên văn hoá bậc nhất của cả họ Vũ. Miếu cổ ba gian, mái ngói, tường xây. Bên trong còn lưu giữ một số bức đại tự: Vạn  thế trạch ( đất vạn đời ); Đường triều đô hộ; duy thần tổ; lai tự Bắc phương (triều Đường Đô hộ, chỉ một thần tổ, đến từ phương Bắc); Giao Châu Đô hộ; ngô ấp thành hoàng (quan Đô hộ Giao Châu, thành hoàng làng ta). Một số câu đối và các đồ thờ. Ở miếu hiện còn 8 sắc phong thần, ghi các niên hiệu  triều vua sau:  Cảnh Hưng 1740 – 1767; Chiêu Thống 1787; Tự Đức 1858; Đồng Khánh 1887; Duy Tân 1909; Khải Định 1924; và một sắc phong mất niên đại (có thể là sắc thời Quang Trung ). Các sắc phong trên đều phong thêm mỹ tự cho thần.

        Theo lệ làng hàng năm vào ngày 8 tháng Giêng dân làng Mộ Trạch mở lễ hội;  tiến hành tế lễ thần thành hoàng làng – thần tổ họ Vũ. Theo tục lệ truyền lại mọi người kiêng gọi tên huý của thành hoàng làng: không gọi là Vũ Hồn mà gọi là Vũ Hòn; vong hồn gọi là vong hòn. Dân làng tổ chức rước thần từ miếu đến đình và ngược lại. Đám rước trang nghiêm, ngoạn mục thể hiện thành lòng kính, biết ơn của dân làng đối với vị thần có công khai sáng; luôn ứng giúp dân làng trừ tai, giáng phúc mang  lại cuộc sống bình yên  cho mọi người. Ngày hội làng tưng bừng vừa có ý nghĩa tôn vinh thần, vừa gắn kết cộng đồng làng xóm trong sự nghiệp dựng làng giữ nước.

         Ngoài di tích miếu thờ thần tổ Vũ Hồn, ở Mộ Trạch còn truyền giữ được mả thần hay còn gọi là lăng thần ở cánh đồng đầu làng xứ Đống Dị (gần khu trường PTCS xã Tân Hồng ). Lăng thần là nơi hợp tácVũ Hồn cùng phu nhân mà trong Mộ Trạch Tích Thiện đường ngọc phả có chép đến. Sự thật dưới mả thần có gì? Chưa ai biết được, họa chăng có sự  can thiệp của các nhà khảo cổ học. Nhưng theo tập quán  của người Việt điều đó ít khi  xảy ra.Thường con cháu đều muốn  giữ yên và muốn làm đẹp mồ mả tổ tiên. Vì lẽ đó năm 1994 Tiến sĩ Vũ Ngọc Thinh Việt Kiều ở Nhật Bản  vốn quê Mộ Trạch nhân chuyến thăm quê đã làm việc thiện xây lại khu lăng thần cao ráo, bề thế hơn trước  mong trường tồn cùng năm tháng. Giờ đây mỗi khi  hội làng kỷ niệm ngày sinh của thần, dân làng đều đến thắp hương ở lăng thần. Những con cháu họ Vũ xa quê lâu ngày, hoặc những người vấn tổ tìm tông có dịp về Mộ Trạch  đều đến dâng hương hoa và lễ mọn  thành tâm cầu nguyện  tại lăng thần.

         Cũng theo ngọc phả, thân Mẫu của Vũ Hồn lúc sống được phụng dưỡng ở trang Khả Mộ; khi mất được đem táng tại trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm. Nay thuộc thôn Kiệt Thượng, xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đấy cũng là nơi thắng địa, có dãy núi Phượng Hoàng chạy qua.

         Ngày nay ở xã Mạn  Nhuế  thuộc huyện Nam Sách,  Hải Dương có mả ở Đống Rờm. Theo ngọc phả và dân gian truyền lại  thì đó có thể là mộ ông nội của Vũ  Hồn. Tương truyền mả ở Đống Rờm táng treo. Hộp đựng cốt bằng tiểu sành được treo trên bốn cột sắt, dựng trong hầm xây. Đến Thời Thành Thái cuối thế kỷ XIX mả treo mới bị sập xuống.

        Theo một số tài liệu mả Đống Rờm nhiều lần bị tranh chấp. Nguyên do đến đầu thời Lê (thế kỷ XV ) mộ tổ họ Vũ  bị mất. Sau đó có tham chính Trần Xuân Án người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương nhờ thầy phong thuỷ là Nguyễn Trọng Diệu tìm đất để táng mộ tổ mong con cháu phát phúc. Khi đào Đống Rờm phát hiện tấm bia mộ chí bằng đá ghi:  Đường An, Khả Mộ, Vũ Thị tổ mộ - Mộ tổ họ Vũ, ấp Khả Mộ, Đường An. Vì  thế Trần Xuân Án bỏ đi và báo lại  cho người làng Khả Mộ biết. Từ đấy hàng năm con cháu họVũ  làng Mộ Trạch  đi lại thăm viếng, giữ gìn lấy mộ tổ.

        Đến Thời Gia Long (1802 -1819 ), có Bá Gôm, người huyện Tứ Kỳ đem mộ tổ  táng ở Đống Rờm. Dân làng Mộ Trạch đem việc đó kiện lên quan, kết quả đã thắng kiện. Quan phê vào đơn  bốn chữ: Hoàn phụ vi phần – trả lại Đống làm mộ phần. Sau đó làng Mộ Trạch dựng bia đá ở giữa Đống Rờm. Trên bia ghi: Mộ Trạch xã  (ngang ) hai hàng dọc ghi:  Vũ tộc tổ mộ và hoàn phụ vi phần.

        Năm 1930 hào lý làng Mạn Nhuế cho Tả Hảo người phủ Thường Tín, Hà Đông để mộ tổ vào Đống Rờm. Làng Mộ Trạch lại thêm tốn nhiều tiền để xin Đống Rờm làm đất riêng giữ lấy mộ tổ. Chính quyền sở tại, đại diện là viên công sứ Pháp Matssimi đã bác bỏ đơn của làng Mộ Trạch; nhưng giao cho hương lý xã Mạn Nhuế phải trông nom ngôi mộ ở Đống Rờm. Trong công văn đề Hải Dương ngày 15 tháng 3 năm 1937 Matssimi đã nhầm cho đó là mộ của Vũ Hồn; thực ra đó là mộ của ông nội Vũ Hồn.

        Từ đó đến nay con cháu họVũ Mộ Trạch dù còn ở làng hay  đã chuyển cư  đi nơi khác thường được tự do  đến viếng mộ tổ  ở Đống Rờm.

        Như vậy những di tích trên: miếu thần tổ, lăng thần, mộ thân mẫu thần,mộ Đống Rờm được ghi trong ngọc phả đều còn lại đến ngày nay. Sự tồn tại song hành giữa ngọc phả và di tích  dễ khiến người ta nữa tin, nữa ngờ. Có thể coi thần phả như những tia ảnh xạ lịch sử về Vũ Hồn, trong đó có những điều gần trùng khớp với lịch sử. Nhưng không ít điều phản chiếu sai lạc, do nhưng vật lịch sử được choàng thêm tấm màng huyền thoại  hư ảo, người đời sau tô vẽ, nhào nặn công phu dưới thuyết phong thuỷ, vừa bí hiểm vừa chủ quan định sẵn. Nhưng dù sau thần phả trước sau cũng chỉ  là thần phả. Những ảnh xạ lịch sử từ  đó quá mờ nhạt, khiến người đi tìm sự thật gặp muôn vàn khó khăn  trở ngại, song không kém phần hấp dẫn. Huyền tích về Vũ Hồn được viết lên từ cái cốt của lịch sử và sự thêu dệt của dân gian. Chính vì thế Vũ Hồn đã di vào đời sống tâm linh của con cháu họ Vũ và dân làng Mộ Trạch. Con cháu họ Vũ nối đời sinh ra ở đó và mặc nhiên  coi Vũ Hồn là thuỷ tổ - thần tổ của họ mình. Các nguồn sử liệu dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về nhân vật lịch sử  Vũ Hồn.

         II.Các nguồn Sử liệu về Vũ Hồn.

         Ở Việt Nam có một số bộ sử trong đó chép về nhân vật Vũ Hồn:

         Lê Văn Hưu được coi là sử gia đầu tiên của Đại Việt đã biên soạn bộ Đại Việt sử ký 30 cuốn. Tiếc thay bộ sử lớn đó đã thất lạc nên không rõ trong đó có ghi chép về nhân vật Vũ Hồn hay không?

         An nam chí lược của Lê Tắc được hoàn thành những năm đầu thế kỷ XIV cũng có ghi về những người tiền nhiệm và người kế nhiệm Vũ Hồn làm chức An Nam Đô hộ:

         Hàn ước, làm An Nam Đô hộ năm Thái  Hòa thứ 2 (828), đời Văn Tông. Thứ sử Phong  Châu là Vương Thăng Triều làm phản  Ước dẹp yên, sau bị loạn  quân đuổi chạy.

         Mã thực, tự Tồn Chi, đầu niên hiệu Khai Thành ( 836 ), đời vua Văn Tông, làm Nam An Đô hộ..

         Vũ Hồn, làm Nam An Kinh lược, năm Hội Xương thứ 3 (843 ), bị loạn quân đuổi đi.

        Điền tảo, con của Điền Hồng Chính, trong khoảng niên hiệu Thái Hoà  (826- 830) làm An Nam Đô hộ.

         Vương Thức, con của Tể tướng Vương Khởi, thời Tuyên Tông (847- 859 ) làm An Nam Đô hộ.

       Việt sử lược là bộ sử khuyết danh được biên soạn khoảng thời gian cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV trong đó ghi chép về người tiền nhiệm trước Vũ Hồn:

       Hàn ước,người ở Vũ Lâm thuộc Lãng Châu, vốn tên là Trùng Cách. Trong khoảng niên hiệu Thái Hoà (827- 835 ) đời Văn Tông, bỏ chức Đô đốc các châu, đều thuộc vào An Nam Đô hộ phủ, lấy Ước làm đô hộ.

 

Vũ Hồn, người  đời Vũ Tông (841- 846 )

Bùi Nguyên Hựu, người đời Vũ Tông.  

         Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần đời Lê biên soạn, ở phần ngoại kỷ chép về Vũ Hồn cùng những người tiền nhiệm, kế nhiệm ông:

         Mậu Thân (828 )(Đường Văn Tôn Hàm, Thái Hoà thứ 2 ). Đô hộ Hàn Ước đánh Vương Thăng Triều ở Châu Phong, thắng được. Sau bị Dương Thanh đuổi, chạy về Quảng Châu.

          Tân Dậu  ( 841 ) ( Đường Vũ tôn Viêm, Hội Xương năm thứ 1). Nhà Đường xuống chiếu lấy Vũ Hồn làm kinh lược sứ thay Hàn Ước.

          Quý Hợi ( 843 )(Đường, Hội Xương năm thứ 3 ). Kinh lược sứ làVũ Hồn bắt tướng sĩ sửa đắp phủ thành, tướng sĩ làm loạn, đốt lầu cửa thành, cướp kho phủ. Hồn chạy sang Quảng Châu. Giám quân Đoàn Sĩ Tắc dụ yên được bọn làm loạn.

         Bính Dần ( 846 )(Đường Hội Xương năm thứ 6 ). Người Nam Man vào cướp, nhàĐường sai Kinh lược sứ làBùi Nguyên Dụ đem quân các đạo lân cận dẹp được.

         Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của quốc sử quán triều  Nguyễn dẫn sách Đường thư và giải thích rõ thêm về nhân vật  lịch sử Vũ Hồn  cùng những người tiền nhiệm và kế nhiệm ông:

         Theo Đường thư, Hàn ước là người có chí dũng quyết, lõm bõm sử sách, có tài hành chính; trước đã làm Thứ sử Kiền Châu. Đến khi Thăng Triều làm.

        Phản, Hàn Ước lãnh chức An Nam Độ hộ, đánh dẹp yên, Thang Triều bị giết. Sau, quân phủ đô hộ nổi loạn, Hàn Ước bị đuổi, chạy về Quãng Châu.

         Lời chua: Hàn Ước: Theo truyện Vương Phan trong Đường thư, Hàn Ước người Vũ Lăng, tín thân bằng tiền và thóc.

Năm Bính Thìn (836)( Đường, năm Khai Thành thứ 1).

Nhà Đường dùng Mã Thực làm đô hộ…

         Trong (lời cẩn án – xem xét kỹ các tài liệu rồi nhận địng rằng:)..Thế mà sử cũ.. chỉ chép thuộc Đường, nam Hội Xương thứ nhất (841), Vũ Hồn thay Hàn Ước làm Kinh lược sứ. Nay xét Đường thư bản kỷ, đời Văn Tong, năm Thái Hòa thứ 3 (829), Ước bị quân nổi loạn đuổi. Kể từ năm Thái Hòa thứ 2 (828) đến năm Hội Xương thứ nhất (841), trong khoảng đó còn có niên hiệu Khai Thành (836-840) gồm 5 năm phải còn có Mã Thực làm Đô hộ. Vậy thì Vũ Hồn kế chân Mả Thực, chứ không phải thay Hàn Ước. Nay theo Đuờng thư, xin bổ chính để nêu rõ… Và chữa chổ sai lầm.

Năm Tân Dậu(814)(Đuờng, Vũ Tông, năm Hội Xương thứ 1).

Nhà Đuờng dùng Vũ Hồn làm Kinh lược sứ.

        Vũ Hồn đến nơi, bắt tướng sĩ sửa phủ thành; quân lính ở phủ đô hộ khởi loạn, đốt lầu thành, cướp kho đạn. Vũ Hồn chạy về Quảng Châu. Viên giám quân là Đoàn Sĩ Tắc dẹp yên đám quân lính làm loạn, Giao Châu mới được yên.

         Năm Bính Dần (846)(Đường, năm Hội Xương thứ 6).

         Tháng 9, mùa thu. Quân Man Nam Chiếu vào lấn cướp, Kinh lược sứ Bùi Nguyên  đem quân các đạo đánh bại được.

         Như vậy việc dẫn các sách sử ở trên mặc dù có sự ghi chép chưa thống nhất về Kinh lược sứ Vũ Hồn cùng người tiền nhiệm và người kế nhiệm ông. Song cho thấy ghi chép trong An Nam chí lược của Lê Tắc đời Trần (lúc đó ông đang sống ở Trung Quốc) có phần đảm bảo độ xác thực cao. Thứ tự danh sách các viên Đô hộ, Kinh lược sứ có thể tạm kê ra như sau:

         Hàn Ước (828); Điền Tảo (826-830(Điền Tảo có thể đảm nhậm chức Đô hộ trước hoặc sau Hàn Ước?); Mã Thực (836-840); Vũ Hồn (841-843); Bùi Nguyên Dụ (844-846).

         Những điều trình bày trên cho thấy Vũ Hồn là một nhân vật lịch sử có thật. Ông làm quan đời Đường, Vũ Tông (841-846).

         Năm 841 ông được cử làm Kinh lược sứ An Nam, thay Mã Thực. Khi đến nơi nhậm chức sau một thời gian vào năm 843 đã xảy ra sự biến mà Đại Việt Sử ký Toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục dựa vào Đường thư, cùng một số sách khách chưa rõ xuất sứ? để biên soạn, đã dẫn ở trên.

         Tiếc thay tài liệu lịch sử không chép gì thêm về con người và sự nghiệp nhất là hậu hoạn lộ, quãng đời sau của Kinh lược sứ Vũ Hồn. Sau vụ loạn quân ở phủ thành đô hộ ông ở lại Quảng Châu hay đến nơi nào khác? Có tiếp tục làm quan với nhà Đường hay đã lui về vườn?

         Vũ Hồn có quay trở lại nước ta hay không, với tư cách một ông quan hay một thường dân; nguyên Kinh lược sứ Vũ Hồn đã đến mở ấp Khả Mộ ( Mộ Trạch sau này), cưới vợ việt Định cư rồi sinh ra con cháu họ Vũ nối đời ở đó. Cho đến nay chưa tìm thấy lịch sử nào ghi chép chính xác về những điều tồn ghi nêu trên. Khoảng trống lớn đó vẫn chưa lấp được !

          Hàng ngàn năm lịch sử đã trôi qua, biết bao dâu bể, nhiều sự kiện đã bị, thời gian vùi lấp vĩnh viễn. Song có những gì cần lưu giữ vẫn được dân gian giữ gìn trân trọng. Dân làng Mộ Trạch, trong đó gồm nhiều thế hệ họ Vũ từ xưa đến nay đều có chung hoài niệm về Vũ Hồn. Thông qua huyền tích dân gian họ coi Vũ Hồn như một vị thuỷ tổ của họ Vũ, một vị thần thành hoàng làng đã xây nền đặt móng cho con cháu muôn đời.

          Do coi Vũ Hồn là thuỷ tổ, thần tổ họ Vũ ở Mộ Trạch nên từ rất sớm khi lập phả đồ hay tộc phả họ Vũ, con cháu họ duệ đều giành vị trí xứng đáng cho Vũ Hồn, đã ghi chép, bổ sung thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Vũ Hồn.

         Trong Công dư  tiệp ký, phần Thế gia Vũ Phương Đề có chép về họ Vũ ở Mộ Trạch: Ông tổ họ Vũ ở Mộ Trạch tên là Hồn, người tỉnh Phúc Kiến. Năm Hội Xương thứ 1 (841) đời vua Vũ Tông nhà Đường, ông lại thay Hàn Ước làm Giao Châu Thứ sử. Ông thấy xã Mộ Trạch có phong thuỷ xinh đẹp, bèn đến cư trú ở đó. Rồi ông đặt tên huyện ấy là Đường An và đặt tên xã ấy là Khả Mộ.

         Đời Vua Minh Tông nhà Trần  (1314-1329), nghiêu Tá và em là Nông cùng thi. Hai anh em đều nổi tiếng hay chữ và làm quan tới chức Nhập nội hành khiển Tả bộc xạ. Các ông bắt đầu tìm tòi tông phái, liệt kê thế thứ, khoa danh và tước trật. Từ đó mới có tài liệu để khảo cứu …

         Trong khoảng niên hiệu  Thịnh Đức và Vĩnh Thọ đời Lê Thần Tông (1653-1661) họ Vũ khoa nào cũng có người đỗ Tiến sĩ …Đồng thời có 13 người cùng làm quan trong triều. Cả làng đều là cháu chắt của Cụ Vũ Hồn. Ban đầu Cụ Vũ Hồn được phong làm phúc thần,  sau được gia phong nhiều huy hiệu. Hiện nay (1755) phía sau rừng hãy còn ngôi mộ của Cụ Vũ Hồn.

          Trong khoảng niên hiệu  Dương Đức  (1672-1673 ) đời Lê Gia Tông, Duy Hài và Công Đạo sang sứ nhà Thanh, dự định sau khi xong việc, sẽ xin phép đến tỉnh Phúc Kiến tìm nhận tông phái họ Vu.õ Nhưng vì vùng ấy bấy giờ đang có giặc giã, đường xá đều mắc nghẽn, không đi lại được nên đành thôi.

          Từ năm 1767-1769 nhóm anh em, chú cháu Lan Am Vũ Phương Lan, cháu đời thứ 15 thuộc chi 3; Hằng Hiên Vũ Thế Nho, cháu đời thứ 15 thuộc chi thứ 5; Vũ Tông Hải, cháu đời thứ 10 thuộc phái kỷ cùng nhau biên soạn Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích (bản sao của sách lưu tại thư viện Hán Nôm, ký hiệu A 3132).

         Để biên soạn sách trên các bậc tiền bối Vũ Phương Lan,Vũ Thế Nho, Vũ Tông Hải đã dựa vào các di văn của tiền nhân còn lưu lại như:  Tông phái đồ của Vũ Nghiêu Tá vàVũ Nông, Sơ đồ chỉ dẫn tông tộc của tướng công Hằng Trai Vũ Dự, Lược đồ của tướng công phác trai Vũ Duy Chí, Lời truyền lại của viên ngoại  lang Thức Trai Vũ Hiệu, Ghi chép của quyền  Tham chính Trạch Xuân hầu  Vũ Phương Đề; cùng văn bia ở nhà thờ các chi họ … Tuy các phả đồ gốc và những ghi chép đó không còn, chỉ được nhắc đến trong các công trình  biên soạn tộc phả từ thế kỷ  XVIII về sau này, nhưng rất quý giá.

        Ở phần Đường Trạch Vũ tộc phổ hệ tục biên quyển 1, hay trong Mộ Trạch Vũ tộc ngũ chi phả, bản microphim chữ Hán, hiện lưu trữ tại thư viện Hán Nôm, ký hiệu A659 có viết:

        Đức thuỷ tổ họ Vũ, tên húy( bên trái viết bộ chấm thủy(   ) bên phải viết chữ quân(    ) gộp lại là chữ  Hồn(    ), vốn người huyện Long Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, làm quan dưới triều Đường, Kính Tông. Năm Bảo Lịch thứ 1 (825) thay Hàn Thiều làm Giao Châu thứ sử; đến đời Văn Tông, năm Hội Xương thứ  3( 843) được thăng làm An Nam Đô hộ sứ. Sau vì tuổi già, tật bệnh trả thẻ bài từ quan. Ngài chỉ ưa thích độc một phong cảnh làng ta (Mộ Trạch), bèn chọn làm nơi cư trú … Chính Đại vương đã khai phá ruộng đất thôn Thượng mà lập thành ấp. Từ đó con cháu ngài sinh trưởng tại bản ấp, thành người nước Nam, an cư lạc nghiệp ở quê mới từ đời Đường, Tống xa xưa.

         Trong cuốn Mộ Trạch Vũ tộc Thế Trạch đường gia phả, chữ Hán, ký hiệu A3136, trong đó coi Huyền Aân ( sống khoảng cuối Trần –thế kỷ XIV ) là tổ thứ nhất của Thế Trạch đường. Đến đời thứ 6 thì phân thành ngũ chi. Sách này cũng dẫn lại lời tựa của Mộ Trạch Vũ  tộc thế hệ sự tích được Mậu Lâm Hình Bộ Lang trung Vũ Phương Lan xem lại; Tiến sĩ  Khoa Giáp Tuất Tri thị nội thư tả Thiêm sai công phiên, Hàn lâm viện thị thư Vũ Di Hiến đính chính vào ngày tốt tiết thu năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769). Hậu duệ Vũ Hoa Phong bổ sung, thừa sao ngày 1 tháng 8 năm Khải Định thứ 5(1920). Trong đó cũng coi thuỷ tổ là bậc thượng thần Đại Vương, vốn dĩ hào kiệt phương Bắc sang làm đầu mục Nam bang, tinh nghề phong thuỷ trước Cao Đô hộ đời Đường (Cao Biền, giỏi việc thơ văn nối dòng Sĩ Vương ( Sĩ Nhiếp) đời Hán; đã chọn danh hương này mà dựng cơ nghiệp, sáng khai nền nhân do ức vạn năm về sau ….

         Bài dẫn thế thứ họ Vũ Mộ Trạch trong Thế Trạch đường gần như sao lại Đường Trạch Vũ tộc phổ hệ tục biên (q1 đã dẫn ), cũng coi Vũ Hồn là thuỷ tổ họ Vũ Mộ Trạch, Đường An; vốn người Phúc Kiến, Trung Quốc; làm quan đời Đường …Năm Bảo Lịch nguyên niên (825) thay Hàn Thiều làm Giao Châu Thứ sử; do mến làng ta phong cảnh đẹp đã chuyển cư đến ở đó.

         Bài tựa Tích Thiện đường phổ hệ trong Mộ Trạch Vũ tộc Tích Thiện đường phổ ký và đồ do hậu duệ Lương Đường Độn Tậu Vũ Văn Tài soạn nhân tiết thanh minh năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833). Sách chữ Hán, ký hiệu A661, có viết:

         Thần tổ Đại Vương họ Vũ, huý là Hồn, người Phúc Kiến, Trung Quốc. Quê quán ở xã Long Khê, huyện Phúc Điền, phủ Phúc Châu. Ngài nhiều lần đến phương Nam( nước ta ) vãng cảnh. Trước ngài thay Hàn Ước làm Giao Châu Kinh lược sứ. Sau ngài lại thay Hàn Thiều làm Giao Châu Thứ sử. Ngài lại làm An Nam Đô hộ, trước thời Cao Biền, cho xây dựng thành Đại La, xưa gọi là thành Đông Khai, lại gọi là Bắc thành tức tỉnh Hà Nội nay.

          Ngài xem khắp các danh địa nước ta, như Kim Hoa ở Thanh Nhàn, Cổ Bi ở Gia Lâm, Xuân Lôi ở Võ Giàng, Cổ Lũy ở Đông Ngàn, Hoàn Hậu ở Quỳnh Lưu,nhưng không nơi nào đẹp hơn hương ấp ( Mộ Trạch ) ta. Ngài bèn cắm đất định cư… Lấy tên huyện là Đường An, tên xã là Khả Mộ; sau đổi là Mộ Trạch. Bản ấp xưa tên là Chằm Trạch, lại có tên là Lạp Trạch  (vì gọi tên nghề làm nón ấp ta ). Thần tổ là người đầu tiên khai mở ra ấp mới, nhân đó gọi là ấp Khả Mộ. Cho nên đến đây ( thời Minh Mạng 1820-1840) cả ấp đều coi là hậu duệ của thần tổ Vũ Hồn.

         Thần tổ cùng phu nhân được hợp tác tại ấp, tục gọi là Mã Thần- dân làng lập đình miếu thờ tự, các triều đại phong thần là thượng đẳng tối linh Đại Vương.

         Như vậy từ truyện Thế gia của Vũ Phương Đề, đến những ghi chép có sự khác nhau trong phả hệ họ Vũ ở Mộ Trạch: Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích, Mộ Trạch Vũ tộc Vũ ngũ chi phả, Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả, Mộ Trạch Thế Trạch đường, Mộ Trạch Tích Thiện đường, Vũ tộc bát phái đồ phả; song tựu chung đều cho biết được thông tin rất cơ bản vềVũ Hồn. Ông nguyên quán ở xã Long Khê, huyện Phúc Điền, phủ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến ), Trung Quốc. Ông làm quan thời Đường từ năm 841 đến 843, giữ chức Kinh lược sứ An Nam. Ông là người giỏi phong thuỷ nên đã chọn ấp Khả Mộ ( Mộ Trạch) để định cư. Con cháu họVũ đời đời sinh ra ở đó và đều nhận Vũ Hồn là vị thuỷ tổ, thần tổ của dòng họ Vũ ở Mộ Trạch,Việt Nam.

          Trong khi biên soạn các bộ tộc phả, chi phả họVũ nêu trên các tác giả có tham khảo chính sử, thần phảvà các bộ phả cũ của tiền nhân, cùng một số tài liệu khác lưu ở họ ở làng. Vì thế đã cung cấp thông tin xác đáng về con người (quê quán); hoạn lộ (đường làm quan ) của Vũ Hồn; đồng thời đều thừa nhận Vũ Hồn là thuỷ tổ, thần tổ của họ Vũ ở Mộ Trạch. Tuy nhiên cũng cho thấy sự ghi chép chưa được thống nhất về hành trang của Vũ Hồn: Trước ông thay Hàn Ước làm Giao Châu Kinh lược sứ. Sau ông lấy tên là Hàn Thiều làm Thứ sử Giao Châu hay đã thay Hàn Thiều làm Thứ sử Giao Châu? Những thông tin chưa khớp nhau giữa tộc phả và chính sử khiến chúng ta còn tốn nhiều giấy mực để tìm tòi, giải mã.

          Song sự thừa nhận Vũ Hồn là thuỷ tổ – thần tổ không những được ghi trong tộc phả màcòn được khắc vào bia đá ở làng Mộ Trạch và ở một số địa phương khi con cháu họ Vũ chuyển cư đến nơi ở mới.

         Trong số hơn hai mươi bia hiện còn ở Mộ Trạch, có bia Quang Chấn đường dựng năm 1679; bia hai mặt, mặt thứ nhất là Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1652) Hồ Sĩ Dương soạn, ca ngợi sự nghiệp của Quốc lão Tể tướng Vũ Duy Chí (1603-1679). Mặt sau ghi sự nghiệp của Tể tướng do ông tự soạn, Vũ – Thường – Tồn  viết văn bia năm 1681. Khi thực ghi sự nghiệp của mình, lưu lại cho con cháu đời sau Vũ – Tể – tướng tự nhận:

         Tôi thuộc phái thần ở Hồng An Trạch (phủ Thượng Hồng, huyện Đường An, xã Mộ Trạch). Thoạt đầu, vị tổ họ Vũ huý Hồn. Thời nhà Đường làm Giao Châu Thứ sử, ấp đến ở có tên Khả Mộ, huyện Đường An …..Năm, tháng về sau sách phả mất hết, cho nên (thế ) thứ, danh hiệu, tước trật, công lao không có được. Kịp có Tằng tổ của Truy Viễn đường soạn ra Tổng dẫn đồ phả hệ của nhà thờ, biết được gần nhất là từ tổ thứ 9 (kể từ Vũ Duy Chí trở lên) thời nhà Trần, tặng( chức) tăng thống, húy Nạp.

        Hoặc trong bia Trùng tu đại đình năm 1930, do Cử nhân, Tri phủ hưu trí Vũ Duy Đê soạn ngày 3 năm Bảo Đại thứ 8 (1932),(dựng ở đình làng Mộ Trạch) có bài minh rằng;

Nguyên do thần tổ

Đến từ Bắc phương

Giao Châu Đô hộ

Là thành hoàng làng

Phù dân giúp nước

Trừ tai, giáng tường

Làm đức thêm thịnh

Nhiều điều khó quên

Trước là lâu dài

Nay là đình Vũ

Nối đời thờ cúng

Làng có bài ca… 

       Có thể tự hào rằng trong lịch sử tồn tại và phát triển của dòng tộc Vũ – Võ hơn ngàn năm qua con cháu hậu duệ nhiều người từ làng Mộ Trạch (quê gốc) đã chuyển cư đến nhiều nơi khác nhau ờ trong nước và nước ngoài. Ra ít nhiều họ đều mang theo hoài niệm về quê gốc, về thuỷ tổ – thần tổ của họ mình. Thường đến nơi quê mới họ ghi lại hoài niệm đó trong gia phả như chi họ Đặng Vũ ở Hành Thiện, Nam Định; hoặc trong bia ký như chi họ Vũ ở làng Tám – Giáp Bát, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội… Hoặc con cháu hậu duệ học cách táng treo theo truyền thống của tổ tiên, như họ Vũ ở Minh Tân thuộc Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng. Cũng có một số nơi các thế hệ kế tiếp nhau truyền khẩu từ ngày sinh, ngày hoá của Thần tổ để ghi nhớ về vị Thuỷ tổ họ Vũ.Đó là những dẫn chứng khá điển hình về việc hậu duệ không quên tổ tiên.

        Như vậy, từ những huyền tích- huyền thoại và di tích lăng Thần, mộ Đống Rờm, Kiệt Đặc miếu thờ Vũ Hồn đã góp phần tôn vinh thần. Cùng với sự ghi chép trong chính sử và một số sách như phả đồ, gia phả, tộc phả họ Vũ viết trên giấy hay khắc lên bia đá từ cuối đời nhà Trần(đầu thế kỷ XIV) đến giữa thế kỷ XX ở làng Mộ Trạch cũng như nhiều nơi khác, đều khách quan thừa nhận Vũ Hồn là thủy tổ – thần tổ của dòng họ Vũ ở Mộ Trạch, Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Chữ Hán:

 1.        Đinh từ tự điển – Vũ Tông Hải – Vũ Phương Lan. TS. Vũ Huy Đĩnh nhuận sắc. Lưu tại làng Mộ Trạch (LMTr).

 2.        Mộ Trạch thế phả. Ký hiệu thư viện Hán Nôm (Kh) A985.

 3.        Mộ Trạch Tích Thiện đường. Vũ Văn Tài. A661.

 4.        Mộ Trạch tự điển cổ lệ. A743.

 5.        Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả. A660.

 6.        Mộ Trạch Vũ tộc ngũ chi phả - Vũ Phương Lan - Vũ Thế Nho - Vũ Tông Hải. TS.Vũ Huy Đĩnh nhuận sắc (bản micrôphim) A659.

 7.        Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích - Vũ Phương Lan - Vũ Thế Nho - Vũ Tông Hải. TS.Vũ Huy Đĩnh nhuận sắc (bản micrôphim). A3132.

 8.        Mộ Trạch Vũ tộc Thế Trạch gia phả - Vũ Phương Lan - Vũ Thế Nho - Vũ Tông Hải. TS.Vũ Huy Đĩnh nhuận sắc (bản microphim). A3136.

 9.        Mộ Trạch xã cựu khoán (LMTr)

10.       Vũ tộc bát phái đồ phả,

11.       Vũ tộc ngọc phả (LMTr)

II. Tiếng Việt:

12.       Bia trùng tu đại đình, dựng năm 1932 – Vũ Huy Phú dịch.

13.       Lê Tắc – An Nam chí lược. Nxb Thuận hóa – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 2002

14.       Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê – Đại Việt sử ký toàn thư, TậpI. Hà Nội. Nxb KHXH. 1972

15.       Bia Quang Chấn đường, dựng năm 1679 – Vũ Huy Phú dịch

16.       Quốc sử quán triều Nguyễn – Khâm định Việt sử thông giám cương mục. TậpI. Hà Nội. Nxb Giáo dục. 1998.

17.       Việt sử lược – Trần Quốc Vượng – phiên dịch và chú giải – Hà Nội. Nxb Văn sử địa. 1960.

18.       Vũ Duy Mền – Hoàng Minh Lợi – Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với  luật làng KanTo Nhật Bản (thế kỷ XIV-XVIII). Hà Nội. Viên sử học. 2001.

19.       Vũ Duy Mền – Tư liệu điền dã làng Mộ Trạch 1985 – 2000

20.       Vũ Huy Phú – Mộ Trạch – làng Tiến sĩ. Bảo tàng Hải Dương. 1997.

 (PGS.TS. Vũ Duy Mền)
www.hovuvovietnam.com



  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
fivx48

Nội dung các bình luận
 
Tiêu đề: dòng họ vũ võ quỳnh lưu quỳnh xuân   Người gửi: võ văn lực Email: tuanluc.txhm@gmail.com
   Ydh
 
Tiêu đề: Tim hieu ho vu   Người gửi: vu van tho Email: vuvanthovt65@yahoo.com.vn
   nhieu su kien
 
Tiêu đề: họ vũ   Người gửi: vũ quốc huy Email: vuquochuyca@gmail.com
   cần đăng đủ nội dung
 
Tiêu đề: coi nguon   Người gửi: Nuyen van luong {tuc vu van luong} Email: hoainiem_hd54@yahoo.com
   gia dinh o KINH MON -HAI DUONG 4 doi nay mang ho nguyen nhung moi day tim lai duoc ho goc la VU HON O mo trach hai duong
 
Tiêu đề: ho vu   Người gửi: vu hoang Email: fcbacelonafc@yahoo.com
   chau la con chau ho vu o nghe an.cho chau hoi:cu to nha ta la vu hon con co ten that nao nua ko?vi o ho chau co thay cu to ten la:vu quan huyen(vu hon).cho chau xac minh co phai la that khong a!
 
Tiêu đề: tim nguon coi ho vo hung nghuyen nghe an   Người gửi: vo trong thai Email: vothai79@yahoo,com
   toi la nguoi ho vo o nghe an,toi muon biet nhieu hon ve ho vo o nghe an.ai co thong tin tai lieu lien quan hay cho toi biet nhe.xin can on.
 
Tiêu đề: ho vu o hai phong   Người gửi: Vu anh thuan Email: anh_thuan1981@yahoo.com.vn
   toi la mot nguoi ho vu , toi muon biet nhieu hon ve ho vu cua haiphong , ai co cho toi tai lieu nhe
 
Tiêu đề: tim hieu dong ho vu   Người gửi: vu xuan hai Email: visaotronglongtoi_ht1010
   con chau dong ho vu o bao yen lao cai di tim dong ho vu
 
Tiêu đề: gui langmotrach   Người gửi: vumanhhung Email: manhhung_luna@yahoo.com.vn
   mong muon su doan ket giup do cua nguoi cung ho
 
Tiêu đề: lich su   Người gửi: vu dinh ngoc Email: hoang mai ha noi
   moi su vat la mot moi su kien la mot hien dien chi mot lan vu hon va mo trach chi co mot khong hai
 

Các tin khác
  + Di tích quốc gia Đình Mạc Xá (Trạch Xá) nơi thờ Thành hoàng Vũ Hồn (07/11/2021)
  + Góp bàn thêm về lịch sử một dòng họ (07/11/2021)
  + Văn bia đồng thời là Văn tế Tổ mẫu họ Vũ - Võ Nguyễn Thị Đức (07/11/2021)
  + Thần tổ Vũ Hồn qua nghiên cứu của TS Đặng Vũ Phương Nghi (07/11/2021)
  + Văn tế Vũ Công Thần Tổ - Thành hoàng làng Mộ Trạch (07/11/2021)
  + Bút ký việc ra Bắc cung nghinh và nhận tượng đồng Thuỷ tổ (07/11/2021)
  + Tìm hiểu thêm chức phận của Kinh lược sứ Vũ Hồn (07/11/2021)
  + Cảm nhận về một pho tượng (07/11/2021)
  + Thân thế và sự nghiệp Đức Thần Tổ Vũ Hồn (07/11/2021)
  + Các sắc phong Thành hoàng làng Mộ Trạch (07/11/2021)
TIN MỚI NHẤT
Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho liệt sĩ Vũ Văn Thiện Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho liệt sĩ Vũ Văn Thiện
Lời Cảm ơn của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ IX - năm 2023 NOTE GROUP CUP Lời Cảm ơn của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ IX - năm 2023 NOTE GROUP CUP
Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Yên Bái lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Yên Bái lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028
Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Khánh Hòa lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028 Đại hội đại biểu Dòng họ Vũ - Võ tỉnh Khánh Hòa lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ  WWW.HOVUVOVIETNAM.COM

(Quyết định Thành lập ngày 11/11/2008 do cố GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch Danh dự HĐDH  Vũ - Võ Việt Nam ký)

Trưởng Ban biên tập và Quản trị mạng: Vũ Xuân Kiên
Hotline / Zalo: 09.345.17.666 - Email: vuxuankien286@gmail.com - Facebook:
Vũ Xuân Kiên

Group "DÒNG HỌ VŨ VÕ VIỆT NAM" trên mạng xã hội Facebook: www.facebook.com/groups/hovuvovietnam/ (gần 25.000 thành viên)
Fanpage "Dòng Họ Vũ Võ Việt Nam":
www.facebook.com/DongHoVuVoVietNam/

Bản quyền thuộc về www.hovuvovietnam.com - © 2008-2023. Ghi rõ nguồn: www.hovuvovietnam.com khi phát hành lại thông tin từ website này.